Hotline 247
04 6662 6362
 
Hà Nội
0968 378 899
 
Hồ Chí Minh
01289 777 888

Chàng trai sống hơn 1 năm với trái tim không nằm trong cơ thể

BioMedia

(Theo http://tinhte.info) Stan Larkin, 25 tuổi, vừa được thực hiện thành công phẫu thuật ghép tim, sau hơn 1 năm sống với trái tim nằm bên ngoài cơ thể. Cụ thể, anh chàng này đã phải ‘đeo’ một trái tim nhân tạo chứa trong ba lô suốt 24/7, trong 555 ngày, giúp bơm máu đi khắp cơ thể và đảm bảo sự sống cho anh ta. Thành công mới cho thấy thiết bị dạng này có thể được sử dụng để duy trì sự sống đối với các bệnh nhân suy tim khác, trong thời gian họ chờ đợi một trái tim mới đến từ người hiến tặng.

Năm 2014, Stan trở thành bệnh nhân đầu tiên ở bang Michigan (Hoa Kỳ) được xuất viện với các thiết bị tạo tim nhân tạo, một hệ thống thường được biết đến với tên gọi “Syncardia”. Stan và em trai của mình là Dominique đều được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim có tính chất gia đình, một chứng bệnh tim di truyền có thể gây ra suy tim mà không có bất kỳ dấu hiệu nào trước đó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các vận động viên.

Ảnh: Wordpress

Sau nhiều năm chờ đợi cơ quan hiến tặng, Stan và em trai Dominique cuối cùng cũng đã nhận được trái tim mới, sau khi tim cũ bị loại bỏ và thay thế bằng thiết bị Syncardia. “Cả hai đều rất, rất yếu khi chúng tôi gặp lần đầu tiên, trong lúc họ được chăm sóc đặc biệt”, bác sĩ phẫu thuật Jonathan Haft đến từ Trung tâm Tim mạch Frankel thuộc Đại học Michigan, cho biết. “Chúng tôi muốn cấy ghép tim cho họ, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng mình có đủ thời gian. Các công nghệ khác lại tỏ ra không hiệu quả trước tình hình lúc đó”.

Trong các kỹ thuật khác như cấy máy khử rung tim có thể giúp giảm suy tim một phần, Syncardia là giải pháp khả thi được lựa chọn khi cả hai bên tim của bệnh nhân đều đã suy yếu. Dominique chỉ sử dụng công nghệ này khoảng một vài tuần, trước khi anh nhận được quả tim mới. Tuy nhiên, Stan đã phải chờ hơn một năm, và thay vì ở lại bệnh viện, anh chàng được trang bị một hệ thống tim nhân tạo ‘xách tay’, để anh có thể về nhà trong khi chờ đợi.

Ảnh: Dicardiology

Vào thời điểm đó, không ai biết anh ấy có thể làm gì với nó. Thiết bị (như hình trên) nặng đến 6 kg nằm gọn trong một chiếc ba lô, được kết nối với hệ thống mạch máu bệnh nhân, bơm máu đưa oxy đi khắp cơ thể. Syncardia không gọn nhẹ đến mức có thể sinh hoạt suốt 24/24 với nó, Stan thậm chí cho biết anh không thể bế được cô con gái bé bỏng của mình. Tuy nhiên, việc anh ấy cố gắng để chơi bóng rổ đã khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ.

Stan nhận được trái tim hiến tặng vào ngày 9/5/2016, và hiện đã hoàn toàn hồi phục. Chia sẻ câu chuyện của mình, Stan cho biết cảm xúc anh đã thật sự rơi vào trạng thái lẫn lộn, đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với 5,7 triệu người Mỹ khác đang sống chung với suy tim, và sự cần thiết của các cơ quan hiến tặng.


“Các bạn là những anh hùng của tất cả chúng tôi”, David J. Pinsky, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Frankel nói với Stan và Dominique. “Câu chuyện thực tế của các bạn cho phép chúng tôi truyền đến những người khác thông điệp về sự khác biệt. Bạn đã tạo nên sự khác biệt cho rất nhiều bệnh nhân. Bạn tạo nên sự khác biệt với các thế hệ bác sĩ tương lai. Chúng tôi cảm ơn các bạn vì đã cho phép chia sẻ câu chuyện và lòng dũng cảm của bạn”.

Theo http://tinhte.info

Bài viết liên quan:

Các bài viết cùng chủ đề

Chàng trai sống hơn 1 năm với trái tim không nằm trong cơ thể

(Theo http://tinhte.info) Stan Larkin, 25 tuổi, vừa được thực hiện thành công phẫu thuật ghép tim, sau hơn 1 năm sống với trái tim nằm bên ngoài cơ thể....

Tuần sau, vaccine ngừa Zika bắt đầu được thử nghiệm trên người

(Theo khampha.vn) Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chấp thuận thử nghiệm vaccine chống vi rút Zika đầu tiên trên...